Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi thường gặp | FAQ

Hỗ trợ khách hàng

Để rút ngắn quy trình, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí. Quý khách hàng trong và ngoài nước có thể đặt câu hỏi vấn đề với chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Liên hệ ngay !
Câu hỏi 1: Thời gian thông quan cho một lô hàng XUẤT KHẨU mất bao lâu?

Trả lời:
Thời gian thông quan cho 1 lô hàng hàng xuất khẩu là trong vòng 8 giờ làm việc kể từ khi nhận được chứng từ.

Câu hỏi 2: Thời gian thông quan cho một lô hàng NHẬP KHẨU mất bao lâu?

Trả lời:
Thời gian thông quan cho một lô hàng nhập thông thường là 8-24 giờ làm việc.
– Đối với những mặt hàng thuộc danh mục Kiểm Tra Chất Lượng Nhà Nước theo chuyên ngành (như thực phẩm, mỹ phẩm , đồ chơi trẻ em, vật liệu xây dựng, phế liệu…) thời gian có thể kéo dài hơn,
– Chúng tôi sẽ có giải pháp đưa hàng về kho khách hàng bảo quản trong thời gian chờ kết quả kiểm tra, nhằm tiết giảm tối đa các khoản phí lưu container, lưu bãi…

Câu hỏi 3: Quy trình một lô hàng XUẤT KHẨU như thể nào?

Trả lời:
– Xác định ngày đóng hàng vào container
– Book tàu
– Cung cấp thông tin lô hàng (Hợp đồng, Commercial invoice, Packing list)
– Đóng hàng
– Khai báo hải quan XNK
– Hãng tàu phát hành BL
– Kiểm tra lại BL và bộ chứng từ
– Gửi chứng từ cho người mua hàng (người nhập khẩu) để họ hoàn thành thủ tục lấy hàng tại đầu nước ngoài.

Câu hỏi 4: Quy trình một lô hàng NHẬP KHẨU như thế nào ?

Trả lời:
– Kiểm tra bộ chứng từ nhập khẩu (qua email)
-> Nhận bộ chứng từ bản chính và tiến hành khai báo hải quan
-> Gửi thông báo nộp thuế nhập khẩu cho khách hàng
-> liên hệ hãng tàu để nhận Lệnh Giao Hàng (D.O)
-> ra cảng nộp bộ hồ sơ bản gốc cho hải quan XNK
-> Làm các thủ tục kiểm hóa với hải quan, đóng tiền, giao nhận hàng với thương vụ cảng
-> Điều xe có tải trọng phù hợp vào lấy hàng đưa về kho khách hàng.

Câu hỏi 5: Công ty chúng tôi muốn nhập khẩu trái cây về tách thịt ra, sấy khô và xuất bán đi các nước khác thì có phải nộp thuế gì không ?

Trả lời:
– Đối với loại hình nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, sau đó xuất khẩu toàn bộ thành phẩm đi các nước khác thì doanh nghiệp nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu cũng như thuế VAT,
– Cán bộ hải quan sẽ kiểm tra để đảm bảo lượng nguyên liệu nhập khẩu được đưa vào sản xuất và xuất khẩu hoàn toàn không được tiêu thụ nội địa, mà phải đảm bảo xuất khẩu hết toàn bộ.

Câu 6: Các chi phí cơ bản khi nhập khẩu chính ngạch đường biển?

Chi phí mà người nhập khẩu phải trả đối với từng điều kiện nhập khẩu:
EXW:
– Trucking ( phí vận chuyển nội địa từ xưởng của người bán đến bãi cont)
– Khai báo hải quan xuất khẩu
– Local charges đầu xuất khẩu (THC, Bill fee, Telex fee, Seal fee, VGM, Manifest, EBS, Lift on/off…)
– Ocean freight
– Local charges đầu nhập khẩu (THC, CIC, Cleaning fee, DEM, Storage, D/O fee, Lift on/off…)
– Khai báo hải quan nhập khẩu
– Trucking ( phí vận chuyển nội địa từ bãi cont đến kho của người nhập)
FOB:
– Local charges đầu xuất khẩu (THC, Bill fee, Telex fee, Seal fee, VGM, Manifest, EBS, Lift on/off)
– Ocean freight
– Local charges đầu nhập khẩu (THC, CIC, Cleaning fee, DEM, Storage, D/O fee, Lift on/off)
– Khai báo hải quan XNK
– Trucking ( phí vận chuyển nội địa từ bãi cont đến kho của người nhập)
CIF:
– Local charges đầu nhập khẩu (THC, CIC, Cleaning fee, DEM, Storage, D/O fee, Lift on/off…)
– Khai báo hải quan nhập khẩu
– Trucking ( phí vận chuyển nội địa từ bãi cont đến kho của người nhập)
– Ngoài ra bên nhập khẩu phải trả thêm các loại thuế theo quy định nhà nước: thuế VAT, thuế NK (nếu có),….

Câu hỏi 7: Trường hợp khách hàng tự đứng ra nhập khẩu, cần phải chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ gì?

1. Điều kiện để khách hàng tự đứng ra nhập khẩu
Về mặt pháp lý: Đăng ký kinh doanh những mặt hàng mà doanh nghiệp muốn nhập về để tiện cho việc xuất hoá đơn sau này
Về mặt thủ tục:
– Doanh nghiệp cần cập nhật thông tin của công ty lên hệ thống của tổng cục hải quan
– Đăng ký thông tin của doanh nghiệp trên hệ thống cổng thông tin 1 cửa quốc gia, cho các bộ ngành liên quan
– Chữ ký số có tích hợp tính năng khai báo hải quan. Nếu không thì doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ đại lý khai thuê hải quan.
2. Trường hợp khách hàng tự đứng ra nhập khẩu mà thuê MT LOGISTICS làm vận chuyển và thủ tục hải quan thì khách hàng cần cung cấp những giấy tờ gì?
– Hợp đồng ngoại thương (Sales contract)
– Hoá đơn (Invoice)
– Bảng kê khai chi tiết hàng hoá (Packinglist)
– C/O (Nếu có)
– Vận đơn (đối với đường biển và đường hàng không)

Câu hỏi 8: Chi phí khi nhập hàng lẻ và nhập hàng nguyên cont có chênh lệch nhiều không?

Rất khó để có thể trả lời 1 câu hỏi chung chung như thế này.
– Hàng lẻ thì cũng có nhiều thể tích/trọng lượng như 1cbm/1tấn, 2cbm/2tấn, 3cbm/3tấn,….14cbm/14tấn,15cbm/15tấn…
– Hàng cont thì có nhiều loại cont: cont 20ft, cont 40ft, cont lạnh, cont sàn,…
– Nếu so sánh 1/2/3/4/5 cbm/tấn với cont 20/40ft thì chi phí chênh lệch là rất lớn.
– Còn so sánh 14/15 cbm/tấn với cont 20ft thì không thể khẳng định cái nào rẻ hơn cái nào. Vì có nhiều trường hợp, nhiều thời điểm nếu 15cbm tính chi phí đi hàng lẻ sẽ cao hơn so với việc đi nguyên cont 20ft. Như vậy, đối với trường hợp tổng thể tích/ trọng lượng đơn hàng >12cbm thì nv KD phải làm bài toán so sánh giữa việc đi hàng lẻ hay đi nguyên cont

Câu hỏi 9: Thời gian nhập 1 lô hàng là bao lâu?

Tổng thời gian nhập khẩu của 1 lô hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và bao gồm các khoảng thời gian sau:
– Thời gian trucking từ nhà máy ra cảng xuất
– Thời gian làm thủ tục hải quan XNK
– Thời gian cut off container ( Tùy từng cảng và tuỳ thuộc vào từng hãng tàu mà thời gian cut off khác nhau)
– Thời gian tàu chạy (Cần biết được hàng đi từ cảng nào đến cảng nào)
– Thời gian làm thủ tục hải quan nhập khẩu
– Thời gian vận chuyển từ cảng – kho nhận hàng.

Câu hỏi 10: Xuất nhập khẩu chính ngạch là gì?

Xuất – nhập khẩu chính ngạch là hoạt động mua bán của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, có sự ràng buộc giữa người mua và người bán theo quy định và thông lệ quốc tế.
Yêu cầu đối với hàng hóa trong XNK chính ngạch:
– Nằm trong danh mục hàng hoá được phép xuất nhập khẩu theo quy định
– Phải được kiểm duyệt kĩ lưỡng về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm
– Phải công khai nguồn gốc, xuất xứ với cơ quan hải quan.
– Được kiểm tra, giám sát bởi các cơ quan chức năng chuyên ngành – cơ quan hải quan
– Phải hoàn thành mọi thủ tục hải quan xuất – nhập khẩu và đóng thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật trước khi thông quan.

Câu hỏi 11: Có những hình thức XNK chính ngạch nào?

Có 2 hình XNK chủ yếu:
1. Xuất – nhập khẩu trực tiếp
– Trong hình thức này bên bán và bên mua sẽ trực tiếp ký hợp đồng ngoại thương với nhau mà không cần thông qua các đơn vị trung gian được uỷ thác để đại diện cho doanh nghiệp (trên danh nghĩa người mua/ người bán) đứng tên trên hợp đồng ngoại thương.
2. Xuất – nhập khẩu gián tiếp (uỷ thác xuất khẩu/ Uỷ thác nhập khẩu)
– Xuất – nhập khẩu gián tiếp hay còn gọi là xuất khẩu ủy thác hoặc nhập khẩu uỷ thác .
– Với hình thức này sẽ có một bên trung gian đứng ra nhận ủy thác xuất/ nhập khẩu, đóng vai trò thay cho chính doanh nghiệp để tiến hành ký kết hợp đồng với phía bên đối tác nước ngoài.
– Qua việc tiến hành những thủ tục mà phía trung gian sẽ nhận được phí, gọi là phí ủy thác.
3. Những doanh nghiệp nào thì sẽ phải thuê đơn vị uỷ thác xuất/ nhập khẩu
– Phía nhà cung cấp chỉ là nhà xưởng, không có chức năng xuất khẩu và làm hợp đồng ngoại thương, chứng từ xuất khẩu hàng hóa.
– Phía doanh nghiệp Việt Nam không có tư cách pháp nhân, không ký được hợp đồng với đối tác nước ngoài.
– Doanh nghiệp không tin tưởng nhà cung cấp, muốn ủy thác cho MTLOGISTICS chi nhánh Trung Quốc thẩm định, đàm phán, ký kết hợp đồng và hoàn thiện bộ chứng từ xuất khẩu.
– Doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm về thương mại quốc tế và đội ngũ nhân sự am hiểu xuất nhập khẩu để thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa tối ưu chi phí nhất.

Câu hỏi 12: Khi khách hàng ủy thác XNK cho MT LOGISTICS thì khách hàng cần phải làm những gì? Có cần chuẩn bị thủ tục giấy tờ gì không?

Trường hợp khách hàng uỷ thác XNK cho MT LOGISTICS => Trách nhiệm của khách hàng
– Cung cấp đầy đủ thông tin về loại hàng, model, thông số kỹ thuật… để MT LOGISTICS đặt hàng.
– Phối hợp cùng MT LOGISTICS để đàm phán hợp đồng với đối tác nước ngoài
– Chuyển tiền hàng để MT LOGISTICS thanh toán cho người xuất khẩu
– Phối hợp nhận hàng (chẳng hạn: cùng nhân viên thủ tục hải quan của MT LOGISTICS kiểm hóa tại cảng)
– Thanh toán phí dịch vụ ủy thác
MT LOGISTICS thay thế doanh nghiệp làm công việc gì?
– Đàm phán, ký kết hợp đồng nội/ngoại thương với người bán hàng nước ngoài
– Làm các thủ tục cần thiết để xuất – nhập khẩu hàng hóa
– Thanh toán tiền cho người bán hàng nước ngoài
– Khai và nộp các loại thuế: thuế nhập khẩu, thuế VAT… cho hàng nhập khẩu
– Lưu giữ bộ chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói…
– Xuất trả hàng đã nhập khẩu cho người ủy thác (khách hàng), cùng hóa đơn VAT cho hàng nhập khẩu

Câu 13: Các loại giấy chứng nhận CO, CQ là do đơn vị nào cung cấp? Khi nào cần phải có CO, CQ?

1. Khái niệm CO
– C/O (certificate of origin): là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu.
– Mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về XNK của hai nước nhập và xuất khẩu (hiểu là không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng).
– Công ty nào xuất khẩu thì công ty đó có nhiệm vụ cung cấp CO cho bên nhập khẩu.
2. Khái niệm về CQ
C/Q (certificate of quality): là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế.
Mục đích của CQ là chứng minh hàng hóa đạt chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố kèm theo hàng hoá. (Được hiểu là người bán cam kết với người mua về chất lượng hàng hoá theo quy định đã ký trong hợp đồng)
3. CO, CQ do đơn vị nào cung cấp?
– CO do Bộ công thương có quyền cấp. Bộ này ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Mỗi cơ quan được cấp một số loại C/O nhất định
– Doanh nghiệp sản xuất ra hàng hoá chỉ có quyền công bố các tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến sản phẩm xuất khẩu, nhưng cấp CQ là cơ quan độc lập có chức năng cấp giấy tờ đó (Thường là cơ quan nhà nước có các thiết bị thẩm định chất lượng)

Câu 14: Các hình thức thanh toán khi XNK chính ngạch? Hình thức nào phổ biến và sử dụng nhiều khi XNK với Trung Quốc? Đồng tiền thanh toán là đồng tiền nào?

Có 2 hình thức thanh toán quốc tế phổ biến trong hoạt động XNK chính ngạch là:
1. Phương thức thanh toán bằng chuyển tiền TT/TTR (telegraphic transfer)
– Là hình thức người trả tiền ủy nhiệm cho NH đầu NK trích tài khoản của mình một số tiền nhất định chuyển cho người bán trong một khoảng thời gian nhất định
2. Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C – letter of credit)
– L/C là một văn bản do một ngân hàng phát hành theo yêu cầu của một khách hàng (người nhập khẩu) cam kết trả tiền cho người thụ hưởng (người xuất khẩu) khi người này xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ.
– Do đó L/C này được gọi là L/C thương mại hay L/C chứng từ. L/C thương mại được hình thành trên cơ sở hợp đồng nhưng lại độc lập hoàn toàn với hợp đồng.
– Hình thức phổ biến và được sử dụng nhiều nhất khi XNK với Trung Quốc là phương thức thanh toán T/T hay thanh toán điện chuyển tiền. Đồng tiền thanh toán là USD.